Thiên lý chiếu rọi bất kể ngày đêm, có nợ phải trả, giết người phải đền mạng

0
1756

Nhân quả báo ứng là một quy luật hết sức hợp lý và có thể giải thích được nguyên nhân mọi bất công trong đời. Nhưng con người vì không tin cũng như không biết trước được hậu quả những việc mình gây ra nên mới dám làm điều ác.

thiên lý, Thiện Ác, báo ứng,

Con người khi sinh ra là sống trong mê, không nhìn thấy được chân tướng của sự việc ở không gian khác. (Ảnh: Mnstraining)

Có nợ phải trả, giết người phải đền mạng

Con người thế gian thường nói: “Có nợ phải trả, giết người thì đền mạng”, vậy thì nói gì đến chuyện giàu nghèo sướng khổ trọng đại của cả một đời người, việc này có thể tuỳ tiện mà sắp đặt được hay sao?

Tất cả mọi sự mọi việc trong vũ trụ bao la này vốn không có gì là ngẫu nhiên, nó đều có tồn tại nguyên nhân và duyên phận. Nói một cách khác, đời người sướng hay khổ, vốn không phải là một việc ngẫu nhiên mà là có yếu tố quyết định bởi đời trước. Vì con người thế gian trước lúc sinh ra đã bị xoá sạch hết ký ức của mình, đôi mắt này không thể nhìn thấy được sự việc của các tầng không gian khác trong vũ trụ, cho nên mới nhận định rằng tất cả mọi người sinh ra đều như nhau. Kỳ thực không phải vậy.

Trước đây có một câu chuyện, kể rằng: Có một thầy lang nọ có phương thuốc giải độc thạch tín, nhưng ông ấy yêu cầu phải trả một cái giá rất cao mới đồng ý trị bệnh. Tổng cộng có 7 người bị chết vì không có đủ tiền để trả. Sau khi ông ấy chết đi, linh hồn của ông bị Thần phán quyết trong 7 kiếp luân hồi sau này đều bị trúng độc thạch tín mà chết, và ngày tháng năm sinh trong 7 kiếp này đều vào ngày hung tháng xấu, thọ mệnh ngắn chết vì ngộ độc.

Thế nên ác nghiệp do con người gây ra từ kiếp trước sẽ khiến họ phải trả giá ở kiếp này, và vũ trụ có một cách vận hành chặt chẽ, nên cuộc đời đau khổ sẽ được biểu hiện ra ở ngay ngày giờ một con người chào đời. Hay nói cách khác, ngày giờ sinh là tốt hay xấu đó cũng cách Thiên lý báo hiệu cho con người biết rằng vận mệnh đời người vốn đã được định đoạt từ trước, nó phụ thuộc vào những gì con người đã từng làm trong các kiếp sống trước đây.

Như người giúp việc trong câu chuyện sau đây sẽ khiến bạn phải giật mình: Người phụ nữ ngoài 40 tuổi ấy, vì để được làm ít mà vẫn hưởng nhiều, vì để sớm ngày lấy được tiền công, mà đã bỏ thuốc độc vào bát canh thịt, đã dùng ống tiêm để tiêm thuốc độc, đã dùng dây thừng để giết một cụ già 70 tuổi.

Cùng những phương thức như vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi 1 năm rưỡi bà ta đã ra tay giết hại 10 người. Chỉ vì lòng tham nổi lên, lợi dụng điều khoản trong hợp đồng lao động quy định: “Nếu làm việc chưa đủ một tháng mà người già được chăm sóc bị chết thì vẫn phải trả đủ một tháng lương cho người giúp việc”. Điều này có nghĩa là dù cho có đến làm việc 1 ngày mà không may người già chết cũng phải trả đủ một tháng lương.

Chỉ vì một lý do ích kỷ và nhỏ nhặt: Làm ít đi vài ngày và được nhiều tiền công hơn một chút mà người này có thể ra tay giết hại bao nhiêu người. Chúng ta thử nghĩ xem giả sử (tôi chỉ nói là giả sử) người này chết đi và được đầu thai làm người ở kiếp sau, thì cuộc đời của người đó có thể sung sướng được hay không? Ngày tháng năm sinh của họ liệu có thể tốt được hay không? Những linh hồn bị họ giết một cách oan uổng liệu có buông tha cho họ hay không?

Câu chuyện này không phải là được tưởng tượng ra, nó hoàn toàn có thật được xảy ra tại Quảng Châu, Phật Sơn Trung Quốc từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2014. Người giúp việc 45 tuổi này đã lợi dụng điều khoản trong hợp đồng và dùng những thủ đoạn tương tự gây ra 10 vụ án, trong đó có 8 người tử vong còn 2 người may mắn thoát chết.

Vì không thấy thì không tin nên con người mới làm điều ác

Đây có thể nói là một sự việc vô pháp vô thiên, vô tri ngu muội. Do tuổi trẻ được giáo dục bởi chủ nghĩa vô Thần, cho rằng tin vào sinh tử luân hồi, thiện ác đều có báo ứng, tin vào Thần Phật, vào thiên đường địa ngục đều là mê tín. Dưới sự giáo dục như vậy cho nên sau này khi trưởng thành con người ta mang theo quan niệm không còn tin vào nhân quả, không tin vào sinh mệnh có sự luân hồi, cuối cùng mới có hành vi ra tay hại người khác, và cũng là hại chính mình.

Có lẽ sẽ có người đặt câu hỏi, làm sao có thể biết được sau khi chết đi có sự tái sinh luân hồi và báo ứng? Lấy gì làm căn cứ? Đương nhiên nếu đứng từ góc độ giải thích của con người chúng ta thì quả thật là tìm không ra được căn cứ mà “mắt thấy tai nghe” được. Nếu như căn cứ mà có thể bày ra trước mắt, bạn ở đây vừa giết người lập tức có thể nhìn thấy người bị bạn giết kiếp sau lấy dao chặt đầu bạn, thì thử hỏi bạn có dám làm việc xấu không? Như vậy trên thế giới này cũng sẽ chẳng còn tồn tại người xấu nữa.

Chính là vì con người khi sinh ra là sống trong mê, không nhìn thấy được chân tướng của sự việc ở không gian khác. Có như vậy mới có thể khảo nghiệm được một người, xem tâm tính của người đó có tốt hay không?

thiên lý, Thiện Ác, báo ứng,

Đời người sướng hay khổ, vốn không phải là một việc ngẫu nhiên mà là có yếu tố quyết định bởi đời trước. (Ảnh: Linkedin)

Nếu như con người khi sinh ra có thể nhìn thấy chân tướng sự việc ở các không gian khác, nhìn thấy được hậu quả của việc làm ác, thấy được thiện ác hữu báo, vậy thì người này đã không còn là người nữa, họ đã là Thần rồi và họ sẽ chẳng dám làm những việc kinh thiên động địa nữa.

Cũng có người nói, thiện ác hữu báo, nhân quả luân hồi phải được dựa trên nền tảng ‘linh hồn của con người là bất diệt’, nhưng mà ai có thể chứng minh được điều này? Người còn sống thì không thể hiện thân chứng minh, người chết rồi thì khi chết mới biết có linh hồn, nhưng lúc này lại không thể sống lại để nói cho mọi người biết được.

Tuy nhiên, chúng ta có thể từ những tư liệu ghi chép lịch sử của người xưa mà lấy ra giáo huấn con người, không cần thiết phải đợi đến khi chết đi mới có thể làm. Bởi khi chết rồi, lúc đó cho dù có biết được thiện ác báo ứng, nhân quả tuần hoàn thì mọi việc cũng đã quá muộn rồi.

Vương Hoài đời Nam Tống sau khi chết đi sống lại cảnh báo con người thế gian

Nếu bạn vẫn hoàn toàn không tin, câu chuyện có thật được ghi chép trong lịch sử có thể sẽ cho bạn một manh mối để nuôi dưỡng niềm tin của mình. Căn cứ theo ghi chép trong cuốn “Minh Tường Ký”, thời Lưu Tống Nam triều có một người tên là Vương Hoài, người Lương Da Nhân. Ông là một người không tin vào Phật giáo. Ông thường nói rằng, tinh thần của con người và nhục thể đều phải chết, trên đời không hề tồn tại chuyện linh hồn chết đi rồi lại tái sinh đầu thai.

Vào năm Nguyên Gia thứ 10, Vương Hoài là huyện lệnh huyện Đan Dương, ông bị mắc bệnh nặng đột ngột qua đời, nhưng sau một hồi lâu lại tỉnh lại. Lúc đó người nhà huyện lệnh có cho gọi thầy lang đến khám bệnh cho ông. Khi vị thầy thuốc đến cũng là vừa lúc Vương Hoài tỉnh dậy bước xuống giường.

Vương Hoài nói với mọi người rằng: “Bây giờ ta bắt đầu biết được đạo lý của Phật gia là có tồn tại thực sự chứ không phải hư cấu. Phật gia cho rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn tồn tại, việc này thật đúng”.

Vị thầy lang nói: “Ông trước nay không tin vào Phật giáo, sao hôm nay lại thay đổi vậy?”. Vương Hoài liền trịnh trọng nói: “Linh hồn của con người xác thực là không chết đi khi thân xác người ta chết đi. Giáo lý nhà Phật không thể không tin”.

Vương Hoài sau khi nói xong liền tắt thở mà chết.

Đã đến lúc chúng ta phải đi tìm câu trả lời cho sự hoài nghi của mình, rằng vũ trụ này có quy luật hoạt động của nó, có thước đo đúng sai, tốt xấu đối với mọi hành động và suy nghĩ của con người. Một trong những quy luật đó là nhân quả báo ứng và nó hoàn toàn có thể tác động được đến bạn dù bạn có thấy hay không.

Bởi thiện ác đều có báo nên số mệnh một người khi sinh ra đều đã được định đoạt từ trước, và ngày giờ sinh cũng là một sự dự báo trước cho số mệnh anh ta. Nhưng nói vậy không phải ý rằng số mệnh sẽ không thể thay đổi được. Vì nó phụ thuộc vào Đức và Nghiệp nên nếu đời này bạn chịu thiệt để tiêu nghiệp, làm việc tốt để tích đức thì số mệnh cũng hoàn toàn có thể thay đổi.

Theo Daikynguyenvn